Danh mục tin tức 1

Chuyên mục: Danh mục tin tức 1

Ổn áp Lioa giờ sống ra sao ???

Ra đời năm 1988, ổn áp LiOA đã từng là vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình Việt để ổn định nguồn điện. Hơn 20 năm qua đi, LiOA hiện tại như thế nào trước những đổi thay của thời gian?

Ổn áp LiOA giờ sống sao?

 

Một thời thống trị

Những năm 1980 – 1990, khi nền kinh tế tư nhân ở nước ta mới chỉ manh nha và vẫn còn rất hạn chế, ổn áp LiOA là một trong số ít những thương hiệu việt  do tư nhân mở ra có tiếng vang, đi vào cuộc sống của rất nhiều gia đình Việt Nam.

Khi đó, mạng lưới điện tại Việt Nam vẫn chưa phát triển tốt như bây giờ. Việc bị “chớp điện” xảy ra thường xuyên, gia đình nào có TV lúc bấy giờ luôn lo ngay ngáy chiếc TV của mình có thể hỏng bất cứ lúc nào.

Để ổn định dòng diện, các gia đình thường dùng chiếc súp-vôn-tơ chạy bằng tay. Ngoài ra, những dòng sản phẩm điện tử của Nhật Bản sử dụng nguồn 110V cũng không thể dùng dòng điện 220V của Việt Nam.

Nhận thấy lỗ hổng đó của thị trường, ông Nguyễn Chí Linh, một công nhân điện cơ khí đã bỏ thời gian tự mình học hỏi những chiếc ổn áp của Liên Xô. Năm 1998, ông cho xây dựng một xưởng sản xuất ổn áp tự động trên diện tích 0,5ha ở Vĩnh Hưng, Hoàng Mai với số công nhân ban đầu chỉ khoảng 10 – 15 người. Thương hiệu LiOA (Linh ổn áp) ra đời và nhanh chóng “cháy hàng”.

Năm 1994, Công ty TNHH Nhật Linh – LiOA được thành lập. Suốt thập niên 90, LiOA trở thành cái tên thân thuộc của người dân thành phố. Nó quen thuộc đến nỗi, người dân chỉ cần nói LiOA là mặc nhiên liên tưởng tới ổn áp.

Đánh trúng thị trường, LiOA thành công rất nhanh. Tuy nhiên theo thời gian, khi hạ tầng điện được đầu tư nâng cấp nhiều, nguồn điện ổn định hơn, “chớp điện” không còn là việc cơm bữa nữa thì vai trò của chiếc ổn áp trở nên không cần thiết. Những chiếc ổn áp dần đi vào dĩ vãng.

Thức thời

Khi nhận thấy ổn áp sắp hết thời, LiOA tập trung cho các sản phẩm thiết bị điện khác đa dạng hơn.

Quay trở lại quá khứ, những năm 90 khi sản phẩm ổn áp thành công và được thị trường đón nhận, ông Linh đã đi tới Nga, Trung Quốc, Đức và một số nước Tây Âu để học hỏi các công nghệ mới. Nhà sáng lập LiOA nhận ra rằng, những nước tiên tiến hầu như không có nhu cầu về ổn áp. Thậm chí một số nước có dòng điện ổn định thì họ không sản xuất sản phẩm này.

Ông nhận ra LiOA không thể phụ thuộc mãi vào sản phẩm duy nhất là ổn áp. Năm 1998, ông Linh đầu tư hơn 10 triệu USD xây dựng nhà xưởng dây cáp điện diện tích 2,5 ha tại KCN Như Quỳnh, Hưng Yên, nay là Công ty Dây & Cáp điện LiOA với quy mô mở rộng 10ha. Đây là nhà máy sản xuất cáp điện lớn nhất Việt Nam.

Hình ảnh Nhà máy dây và cáp điện LiOA - Electric ở Hưng Yên

Lý giải về việc chọn đầu tư vào dây cáp điện, LiOA cho rằng nhu cầu có ổn áp sẽ giảm xuống khi dòng điện trong nước đi vào ổn định. Thay vào đó, dây cáp điện – dùng để ổn định dòng điện, an toàn và tránh thất thoát điện năng đang có nhu cầu rất lớn khi các sản phẩm trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thay vì chỉ ổn áp, LiOA đi sâu vào lĩnh vực dây cáp điện và một phần vào các thiết bị điện – chiếu sáng. Công ty tập trung bán nhiều loại sản phẩm đa dạng như dây, cáp điện, đèn chiếu sáng, quạt, ổ cắm lioa , máy biến áp, thiết bị điện xây dựng,… Trong đó các mặt hàng mang lại doanh thu tốt nhất là: ổn áp – biến áp, dây cáp điện, thiết bị đèn điện chiếu sáng, đèn gia dụng.

Bước chuyển mình chính xác và những kinh nghiệm lâu năm trong thị trường này giúp LiOA giành được quyền trở thành nhà cung cấp trọn gói các sản phẩm thiết bị điện cho nhiều dự án lớn tại Việt Nam như dự án đường dây 500 KV Bắc-Nam, Trung tâm hội nghị quốc gia, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy điện nhơn trạch 2, và các khu đô thị lớn như Ciputra, Ecopark, Vincom village, Royal city, Times city…

Không chỉ thị trường trong nước, ông Linh còn hướng mũi kinh doanh sang xuất khẩu khi mở ra một số quốc gia đang phát triển như Lào, Campuchia, Angola, Nam Phi, Myanmar... Đại diện công ty LiOA cho biết thị trường xuất khẩu đem lại nguồn thu tốt nhất hiện nay là Malaysia, Cuba và một số nước Đông Nam Á – những nước có nguồn điện chưa được cung cấp ổn định.

Trong đó, thị trường Cuba được đánh giá là “xương” nhất khi các đối tác phân phối thường nợ tiền hàng rất lâu, có khi nợ tới nửa năm. Không muốn bỏ qua thị trường rất tiềm năng với các mặt hàng chủ chốt ổn áp, dây cáp điện, ông Linh đã tuyển riêng phiên dịch tiếng Tây Ban Nha và dành riêng một nhóm nhân sự chỉ để tập trung làm việc với các đối tác tại Cuba. Kết quả sau 2 năm “ròng rã” đàm phán với các đối tác, từ năm 2013 tiền hàng nợ thấp xuống còn 3 tháng và Cuba trở thành một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của LiOA ở nước ngoài.

Năm 2014, nhà máy tại Đồng Nai vừa được xây dựng để mở rộng thị trường của LiOA tại phía Nam. Quy mô đầu tư của dự án vào khoảng 150 tỷ đồng và hiện đã đi vào sản xuất giai đoạn đầu với các mặt hàng chủ chốt là dây và cáp điện. Với nhà máy vừa được hoàn thiện ở Đồng Nai, LiOA hiện đang sở hữu 4 nhà máy sản xuất (3 nhà máy còn lại đặt tại Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh) với quy mô 1.350 công nhân viên.

Nói về kế hoạch phát triển, đại diện công ty cho biết, mục tiêu sắp tới là “phủ sóng” và đưa thương hiệu LiOA mở rộng thị phần trong miền Trung và miền Nam tương đương miền Bắc, cạnh tranh được với các thương hiệu mạnh trong khu vực này như ổn áp Robot

Ngày nay, công ty này bán rất nhiều sản phẩm, từ dây, cáp điện, ổ cắm, máy biến áp… thậm chí cả quạt, bơm hay ghế văn phòng.

Nhìn chiếc quạt cây của LiOA, tôi tò mò hỏi xem quạt bán có chạy không. “Bán rất tốt, đối thủ của LiOA không phải là các doanh nghiệp trong nước mà là Panasonic”, đại diện LiOA chia sẻ.

nguồn : trí thức chẻ 

Tin liên quan

Viết bình luận