ỔN ÁP VÀ BIẾN ÁP – ĐÂU LÀ SỰ KHÁC BIỆT?
Ổn áp và biến áp tuy khác nhau nhưng lại có nhiều sự nhầm lẫn giữa hai loại máy này. Vậy đâu là sự khác biệt? LiOA sẽ giúp bạn hiểu rõ được sự khác biệt giữa ổn áp và biến áp để bạn có thể dễ dàng chọn mua và sử dụng từng loại máy phù hợp với mục đích, nhu cầu của mình.
Để hiểu được sự khác biệt, chúng ta cần hiểu được ổn áp là gì và biến áp là gì.
• Ổn áp là thiết bị dùng để ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP, điện áp đầu vào có thể cao hoặc thấp và nằm trong ngưỡng cho phép của ổn áp thì điện áp đầu ra vẫn là một giá trị nhất định. Ổn áp có 2 loại 1 pha và 3 pha.
• Biến áp là thiết bị dùng để BIẾN ĐỔI ĐIỆN ÁP đầu vào để điện áp đầu ra phù hợp với mục đích sử dụng. Tùy vào nhu cầu sử dụng, có thể lựa chọn biến áp giảm áp hoặc biến áp tăng áp.
Vậy ổn áp và biến áp khác nhau như thế nào?
ỔN ÁP:
• Ổn áp là thiết bị ổn định điện áp đầu ra mặc dù điện áp đầu vào thay đổi.
• Có tính năng bảo vệ quá tải và bảo vệ quá điện áp(đối với máy ổn áp 1 pha).
• Có đa dạng dải điện áp đầu vào, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng.
• Sử dụng trong dân dụng và công nghiệp để ổn định điện áp cho thiết bị, máy móc giúp tăng tuổi thọ máy, tăng hiệu xuất máy…
BIẾN ÁP HẠ THẾ:
• Biến áp là thiết bị biến đổi điện áp đầu vào thành điện áp đầu ra có giá trị khác.
• Có tính năng bảo vệ quá tải nhưng không có tính năng bảo vệ quá điện áp.
• Chỉ biến đổi điện áp vào/ra theo tỷ lệ cố định ban đầu và không thay đổi được.
• Sử dụng trong dân dụng và công nghiệp để biến đổi điện áp có sẵn thành điện áp ra phù hợp với điện áp hoạt động của thiết bị, máy móc.
Viết bình luận