Danh mục tin tức 1

Chuyên mục: Danh mục tin tức 1

Máy biến áp LIOA & Các máy biến áp hãng khác có sự cố , và nguyên nhân máy biến áp bị lỗi

 

Sử dụng, bảo dưỡng máy biến áp Khi sử dụng máy biến áp cần đọc kỹ các số liệu ghi trên thẻ máy, đó là các đặc trưng cho tính năng kỹ thuật của máy mà nhà chế tạo đã ghi lại nhằm thông báo cho người sử dụng 

Hình ảnh minh họa ( Máy biến áp lioa 50KVA  loại tự ngẫu ) 

. Nếu sử dụng máy biến áp đúng tính năng kỹ thuật của nó và bảo quản tốt thì sử dụng được lâu (kéo dài tuổi thọ), nếu không tuổi thọ của máy sẽ giảm hoặc hỏng tức thời.

Khi lắp đặt, sử dụng máy biến áp cần lưu ý các điểm sau:

1. Công suất tiêu thụ của phụ tải không được lớn hơn công suất định mức của máy biến áp. Ngoài ra khi điện áp nguồn giảm quá thấp máy dễ bị quá tải ( quá dòng), nếu thấy máy nóng cần giảm bớt phụ tải. Nếu công suất phụ tải lớn hơn công suất MBA, máy phải làm việc quá tải, dòng điện tăng cao, nếu sự quá tải thường xuyên, máy bị phát nóng nhiều, cách điện bị già hóa dẫn đến tuổi thọ của máy giảm, thậm chí gây cháy máy. Nếu công suất phụ tải thường xuyên nhỏ hơn công suất máy biến áp, máy làm việc non tải, trường hợp này cũng không có lợi vì tổn hao vốn đầu tư ban đầu. Tốt nhất là công suất phụ tải xấp xỉ hoặc bằng công suất định mức của máy biến áp.

2. Điện áp nguồn đưa vào máy không được lớn hơn điện áp sơ cấp định mức ghi trên thẻ máy. Điện áp thứ cấp phải thích ứng với nhu cầu của phụ tải, khi đóng điện cần lưu ý nấc đặt của chuyển mạch.

3. Phía sơ cấp của máy biến áp phải được nối với các thiết bị bảo vệ, đơn giản là dùng cầu chì, cầu dao hoặc áptômát.

4. Chỗ đặt máy biến áp phải khô ráo, thoáng, ít bụi, xa nơi có hóa chất, không có vật nặng đè lên máy, không đặt máy biến áp gần các thiết bị vô tuyến vì máy sẽ gây nhiễu cho các thiết bị đó.

5. Trong quá trình vận hành phải thường xuyên theo rõi sự làm việc của máy như nhiệt độ của máy, tiếng kêu…, nếu thấy hiện tượng lạ phải kiểm tra xem máy có bị quá tải hoặc hư hỏng gì không.

6. Chỉ được phép thay đổi nấc điện áp, lau chùi máy khi chắc chắn đã ngắt điện vào máy.

7. Định kì sau một thời gian sử dụng máy biến áp phải làm vệ sinh cho máy, công việc bao gồm: lau chùi bụi bẩn bằng cách dùng cọ mềm quét sạch bụi bám trên vỏ máy, dây quấn, lõi thép và các chi tiết khác. Có thể dùng quạt hay gió để làm sạch bụi. Không được dùng vật cứng để cạo bụi bám trên dây quấn hay dùng vải tẩm xăng để lau dây quấn vì như thế sẽ làm hỏng cách điện. Kiểm tra lại các chi tiết, các chỗ tiếp xúc. Sự tiếp xúc ở các mối nối phải chắc chắn, nếu không sẽ phát nóng hoặc phóng điện gây chạm chập làm hỏng máy. Phải kiểm tra điện trở cách điện, nếu điện trở cách điện giảm (Rcđ< 0,5M) thì phải đem máy đi sấy hoặc tìm chỗ bị rò dể thay cách điện mới.

8. Phải chú ý đến vẫn đề an toàn điện. Nếu máy biến áp bị chạm vỏ, các cọc nối điện bị cháy, hỏng thì phải thay thế, sửa chữa ngay, không được tiếp tục sử dụng. Dây dẫn điện vào máy hoặc dẫn điện từ máy ra phụ tải phải được lắp đặt đúng quy cách, an toàn. Không đặt máy biến áp ở nơi mà trẻ em có thể sờ mó vào hoặc nơi mà làm việc có thể vô ý đụng chạm vào. Cần đặt bảo vệ chống dòng điện rò.

3. NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ.

A. Máy biến áp không hoạt động

+ Nguyên nhân: - Không có nguồn mất nguồn - Hở mạch phía sơ cấp: cầu dao, ổ cắm điện không tiếp xúc, dây nối máy biến áp vào nguồn bị đứt cuộn dây sơ cấp.

+) Xử lý: - Dùng vôn mét kiểm tra nguồn cung cấp tại cầu dao hay ổ điện. Nếu có điện thì tiếp tục kiểm tra tại các cọc tiếp điện trên vỏ máy, nếu trên các cọc tiếp điện không có nguồn thì đường đây cấp điện cho máy bị đứt. Cắt cầu dao, tháo dây tiếp điện ra khỏi nguồn để kiểm tra xác định chỗ đứt, nối lại hoặc thay dây mới. - Nếu trên các cọc tiếp điện có nguồn mà biến áp không hoạt động thì cuộn dây sơ cấp bị hở mạch, có thể dây dẫn bên trong bị gẫy, các mối nối không tiếp xúc, các công tắc chuyển mạch bị cháy hư, không tiếp xúc… Phải tháo vỏ máy để kiểm tra bên trong. Dùng ôm mét đặt một que đo cố định ở một cọc tiếp điện, que còn lại lần lượt đo ở các đầu dây ra để phát hiện chỗ hở mạch. Trường hợp dây sơ cấp bị đứt ở bên trong thì phải tháo mạch từ, quấn lại cuộn dây. - Ở máy biến áp tự ngẫu, khi có nguồn ở các cọc tiếp điện của máy nhưng máy không hoạt động (không có hiện tượng rung nhẹ ở mạch từ), do điện áp thứ cấp thấy bằng điện áp nguồn thì đoạn dây chung giữa sơ cấp và thứ cấp bị hở. b. Nối điện vào máy biến áp cầu chì bảo vệ đứt (U1=U1đm)

+) Nguyên nhân: - Cuộn dây của máy biến áp bị cháy gây ngắn mạch; - Các cọc nối dây chạm vào nhau hoặc đồng thời chạm vào vỏ máy do cách điện bị hỏng, dẫn đến ngắn mạch; - Các mỗi nối dây chạm vào nhau do hỏng lớp bọc cách điện dẫn đến ngắn mạch. - Cách điện của cuộn dây bị hỏng do quá điện áp, quá nhiệt dẫn đến chạm chập.

+) Xử lí: - Tất cả các trường hợp trên đều phải tháo vỏ máy để quan sát tìm, điểm chạm chập. Nếu quan sát mà không tìm ra điểm ngắn mạch thì dùng ôm mét để đo điện trở các cuộn dây, nếu cuộn dây bị cháy hoặc chập bên trong thì điện trở rất bé hoặc bằng 0 ôm. - Nếu cầu chì đứt sau khi nối điện vào máy một thời gian, máy phát nóng nhiêu, có mùi khét thì do ngắn mạch một số vòng dây, do cách điện của dây quấn bị hỏng gây chạm lẫn nhau hoặc cuộn dây bị chạm vào mạch từ ở nhiều điểm. - Nếu máy biến áp đang mang tải thì có thể do tải quá lớn, máy bị quá tải, kiểm tra lại phụ tải và cắt bớt tải. c. Sờ vào vỏ bị giật

+) Nguyên nhân: - Chạm vỏ một điểm tại các cọc tiếp điện, các đầu nối. - Chạm vào mạch từ ở bên trong cuộn dây do cách điện bị hỏng;

+) Xử lí: - Kiểm tra tất cả các cọc tiếp điện, các đầu nối để xác định điểm chạm vỏ và thực hiện cách điện lại cẩn thận. Trường hợp chạm vỏ do bên trong cuộn dây chạm với mạch từ thì phải tháo lõi thép ra khỏi cuộn dây và thay cách điện mới. d. Máy vận hành phát ra tiếng kêu "rè rè" và nóng

+) Nguyên nhân: - Nếu máy đang làm việc bình thường bỗng nhiên phát ra tiếng kêu rè rè thì do máy bị quá tải. - Nếu tiếng rè rè phát ra thường xuyên và máy không bị quá tải thì do các lá thép của mạch từ không được ghép chặt, khi máy hoạt động các lá thép rung và đập vào nhau phát ra tiếng rè rè. - Khi điện áp nguồn đặt vào cuộn sơ cấp vượt quá trị số định mức cũng gây ra tiếng kêu. Nếu là máy mới quấn, có thể do quấn thiếu vòng dây, mạch từ kém chất lượng.

+ Xử lí: - Cắt bớt phụ tải nếu máy quá tải. - Xiết ép lại mạch từ. - Kiểm tra điện áp nguồn cung cấp. 

+ . Máy biến áp phát nóng nhiều ( nhiệt độ quá trị số cho phép)

+ Nguyên nhân: - Quá tải. - Điện áp đặt vào sơ cấp lớn hơn định mức - Cách điện giữa các lá thép bị hỏng.

+ Xử lí: - Giảm bớt tải. - Kiểm tra lại điện áp nguồn và vị trí công tắc xoay điều chỉnh điện áp - Sơn cách điện lại bề mặt các lá thép hoặc thay mới.

+ Điện áp phía thứ cấp bằng phía sơ cấp, công tắc xoay không có tác dụng

+ Nguyên nhân: - Đoạn dây chung của sơ cấp và thứ cấp bị hở mạch.

+ Xử lí: - Dùng ôm mét để kiểm tra từng đoạn, nhất là các mỗi nối từ các đầu dây lên công tắc điều chỉnh. Nếu hở mạch bên trong phải quấn lại g.

+ Điện áp ra không ổn định, lúc có lúc không

+ Nguyên nhân: - Tiếp xúc xấu tại các cọc nối và công tắc điều chỉnh. - Các mỗi nối không chắc chắn nên lúc tiếp xúc, lúc không.

+ Xử lí: - Kiểm tra lại các cọc nối, các chỗ tiếp xúc. Nếu bị bụi bẩn bám vào hoặc muội than thì dùng giấy nhám đánh sạch. Nếu cháy rỗ nhiều thì phải thay tiếp xúc mới. - Sửa chữa các mỗi nối, chúng phải được hàn.

KẾT LUẬN :  Hiện nay trên thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới đã có rất nhiều hãng MBA khác nhau với chất lượng và mẫu mã khác nhau. Nhưng quá trình vận hành và sản xuất vẫn phải tuân thủ theo 1 quy định sản xuất nhất định để đảm bảo chất lượng cho MBA tốt nhất .

Tin liên quan

Viết bình luận